Lầu Ông Hoàng ghi đậm dấu ấn cùng lịch sử

Du lịch Bình Thuận không chỉ có những bờ biển dài, mà còn có những địa danh mang đậm dấu ấn văn hóa. Bạn biết gì về lầu ông hoàng? Lầu Ông Hoàng nhìn bề ngoài không đẹp mà tại sao du khách cứ nằn nặt muốn ghé qua? Hôm nay, Tourleva sẽ đưa bạn đọc khám phá những điều thú vị nơi đây. Một địa danh lưu dấu nhiều bước chân của lịch sử.
Đôi nét đực trưng về lầu ông hoàng

1. Nguồn gốc tên lầu ông hoàng?

Lầu Ông Hoàng được bao bọc bởi những ngọn đồi, sông biển và chùa tháp. Từ vị trí trên cao bạn có thể quan sát  những ngọn đồi nằm nhấp nhô giáp biển, núi Cố, đồi Bà Nài, tháp Chăm Poshanucửa sông Phú Hài. Cách thành phố Phan thiết 7km. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử.

Lịch sử ra đời 

Năm 1911 một công tước người Pháp tên là De Montpensier đến đây. Thấy phong cảnh hữu tình ông đã quyết định mua lại ngọn đồi này. Vào tháng 2 năm 1911 ông khởi công xây dựng và hoàn thành sau đó 1 năm. Tổng diện tích lầu ông hoàng 536m2 chia thành 13 phòng. Từ đó người dân xung quanh gọi biệt thự này là Lầu Ông Hoàng.

Dù bao nhiêu cuộc chiến tranh diễn ra nhưng lầu ông hoàng vẫn hùng dũng đứng đó

Sau khi xây dựng xong, biệt thự có đầy đủ tiện nghi, ban đêm có máy phát điện, dưới biệt thự có nhiều hầm ngầm dùng để chứa nước mưa, đủ dùng cho cả năm. Công tước De Montpensier chỉ sở hữu biệt thự này trong vòng 6 năm. Đến năm 1917 ông bán lại cho 1 người Pháp khác tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại dùng để nghỉ mát. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945. Quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt tại đây để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Bấy giờ, nơi đây đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đây bị bom đạn, chiến tranh tàn phá. Giờ đây, nơi đây chỉ còn lại khung thành bên ngoài. Hình ảnh biệt thự nguy nga, tráng lệ, được nhiều người ngưỡng mộ chỉ còn lại trong trí nhớ của người xưa.  

2. Những bí mật còn chôn dấu tại đây

Lầu ông hoàng gắn liền với thi sĩ Hàn Mặc Tử

Sau khi nhà thơ Hàn Mặt Tử ghé qua lầu ông hoàng, nơi đây càng thêm nổi tiếng. Nơi đây đã lưu dấu  kỹ niệm giữa thi sĩ Hàn Mặc tử và người đẹp mộng cầm thời bấy giờ. Nhà thơ Hàn Mặt Tử có nhiều bài thơ nói về nơi đây. Trong đó, nổi tiếng là bài “Phan Thiết Phan Thiết”. Trong bài thơ ông đã ví mình như chim phượng hoàng bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao. Sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả. Ông theo chỉ hướng của thất tinh để đi tìm một người thục nữ và ông: “…lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang. Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết…” Tương truyền rằng: Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại đây. Tuy nhiên, di tích đó giờ chỉ còn là đống gạch vụn.

Hướng dẫn cách đến với Lầu ông hoàng

Từ chân đồi Bài Nài, du khách phải mua vé, leo dốc thăm tháp PoShanu trước. Rồi đi tiếp lên viếng tượng đài chiến công đồn Phú Hài. Sau cùng là leo lên dốc cao hơn sẽ gặp lầu Ông Hoàng ở tận đỉnh đồi. Từ trên cao bạn có thể nhìn về hướng thành phố với những tòa nhà san sát nhau ôm dọc bờ biển. Những gợn sóng ngoài biển khơi cùng với luồn gió mát lạnh.  

Đôi nét về tháp chăm Poshanu

Tháp chăm Poshanu hay còn gọi là tháp Chăm Phố Hài là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Nhóm đền tháp PoShanư là một trong những cụm tháp Chàm tương đối còn nguyên vẹn. Mới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại. Và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó. Điểm thu hút của tháp chính là những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa. Tạo nên những công trình độc đáo, kỳ bí mà ngày nay vẫn còn nhiều điều chưa lý giải được. Tóm lại: Lầu Ông Hoàng nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp nhất của khu Bài nài. Phong cảnh hữu tình, nên thơ, tập hợp những nét đẹp của núi non hùng vĩ, những chiến tích vang dội. Sự lãng mạng của thơ ca.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *