Dinh Vạn Thủy Tú và những điều chưa biết

Vị trí Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh vạn thủy tú là địa điểm du lịch trong trung tâm thành phố Phan Thiết. Nằm trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phồ Phan Thiết. Bạn có thể di chuyển từ siêu thị Co.opmart qua khỏi cầu Trần Hưng Đạo sẽ thấy ngay bảng hướng dẫn. Tại đây, rẽ vào đường Ngư Ông khoảng 500 mét bạn sẽ thấy dinh Vạn Thủy Tú. Cổng chính Dinh Vạn Thủy Tú

Cổng chính Dinh Vạn Thủy Tú

Nếu bạn là người muốn khám phá những nét đẹp tín ngưỡng của người dân vùng biển. Thì đây là một địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi đến với du lịch Phan Thiết. Vì nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi lịch sử hình thành hàng trăm năm. Mà còn là nơi khách có thể biết được nhiều điều của người dân xứ biển về phong tục, tín ngưỡng. Cổng phụ của Dinh nằm trên đường Ngư Ông

Cổng phụ của Dinh nằm trên đường Ngư Ông

Lịch sử xây dựng và quá trình hình thành Dinh Vạn Thủy Tú

Dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh của lịch sử Việt Nam thời kỳ Trung đại. Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng vào những năm 1762, với vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm, là biểu tượng của tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân Bình Thuận. Ngư dân có niềm tin mãnh liệt vào sự linh thiêng của cá Ông và coi đây là vị Thần phò trợ, giúp ngư dân vượt qua những nguy hiểm trên biển. Phần chánh điện của Dinh nơi thờ Cá Ông và các thần

Phần chánh điện của Dinh nơi thờ Cá Ông và các thần

Dinh Vạn Thủy Tú là nơi lưu giữ hơn khoảng 100 bộ xương cá voi có kích thước khác nhau. Trong đó, có hơn một nửa bộ xương cá voi có niên địa từ 100 – 150 năm. Có những bộ xương nguyên vẹn và có kích thước lớn được thờ phụng ở những vị trí tôn nghiêm trong dinh. Đặc biệt là bộ xương Ngư Ông Nam Hải đang được thờ tại Dinh. Vạn Thủy Tú là một trong những dinh cổ nhất và lớn nhất ở Bình Thuận.

Kiến trúc Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh được xây dựng theo kiến trúc đình làng và tứ trụ phổ biến ngày xưa. Tất cả các kèo, trường cột và các gian nhà đều xuát phát từ các đỉnh của tứ trụ. Các trụ trong dinh là những loại gỗ quý và có mùi thơm đặc trưng. Được trạm khắc với những họa tiết như rồng, phượng và được lắp ghép hết sức tỉ mỉ. Theo thời gian nhưng kiến trúc xây dựng của dinh vẫn còn nguyên vẹn so với những dinh khác ở Bình Thuận. Bước vào từ cổng chính, bạn sẽ nhìn thấy bộ xương cá Ngư Ông Nam Hải. Được đặt ở vị trí trang trọng nhất của dinh, nhưng cũng rất thuận tiện để khách tham quan. Phía sau là khu thờ tự và lưu giữ những bộ xương cá voi.

Khám phá bên trong Dinh

Bên trong dinh là hương án chính nơi thờ thần Nam Hải,nhà thờ Tiền Hiền. Dinh được xây dựng theo kiến trúc đình làng và tứ trụ

Dinh được xây dựng theo kiến trúc đình làng và tứ trụ

Mặt chính diện của Dinh quay về hướng Đông theo tín ngưỡng trong kiến trúc xây dựng. Bên trong Dinh có các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, đại hồng chung và các vị thần khác. Dinh được xây dựng theo kiến trúc đình làng và tứ trụ  Đặc biệt có những chánh điện lớn như bên trái là thờ thần Thủy Long Thánh Phi nương nương. Bên phải thờ Thái Hiệu sư tôn Thần, nhà Võ Ca. Bên cạnh điện chính là miếu thờ đức Quan Thánh rất tôn nghiêm.

Khuôn viên bên ngoài Dinh

Khuôn viên của Dinh khá rộng, được bao phủ bởi màu đỏ của hoa phượng và hương thơm của hoa sứ. Khuôn viên cũng là nơi diễn ra những nghi lễ mai táng Cá Ông rất đặc trưng và tôn nghiêm. Khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú được bao phủ bởi màu xanh của hoa Sứ và hoa Phượng

Khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú được bao phủ bởi màu xanh của hoa Sứ và hoa Phượng

Chiếc chuông đồng thời Tự Đức 

Trong khuôn viên Dinh còn có chiếc chuông bằng đồng được đúc vào thời vua Tự Đức. Chuông được đúc vào năm Tự Đức thứ 25 (Nhâm Thân 1872) đến nay đã được 147 năm. Trên thân chuông có khắc “ Tự Đức nhị thập ngũ niên, xuân Quý Giao đáng,Thủy Tú Vạn, Bổn vạn đồng ký”. Đây là những dòng chữ Hán cổ sắc nét ghi niên đại cùng với những hoa văn được chạm khắc tinh tế.

Bộ xương Cá Voi lớn nhất Đông Nam Á

Theo người dân truyền miệng kể với nhau và được lưu truyên đến tận ngày nay. Ngay khi Dinh vừa được xây xong, có một Ông rất lớn trôi dạt vào bờ ngay trước cửa Dinh. Được người dân của 4 dinh trong làng trong đó có Dinh Vạn Thủy Tú mai táng. Bộ xương Cá Ông có kích thươc chiều dài 22m và 65 tấn. Đây là bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Bộ xương cá Ông được thờ tại Dinh Vạn Thủy Tú

Bộ xương cá Ông được thờ tại Dinh Vạn Thủy Tú

Lệ Cúng cá Ông tại Dinh Vạn Thủy Tú

Theo tục lệ của ngừoi dân biển, người đàn ông nào phát hiện ra xác Ông đầu tiên sẽ là người con trai cả của Ông. Và sẽ để tang Ông trong vòng 3 năm lo việc hương khói cho Ông mồi khi đến ngày giỗ Ông. Theo người dân, ai phát hiện ra xác Ông đầu tiên, thành tâm thờ cúng và làm tròn bổn phận người con trai cả. Sẽ được Ông phù hộ may mắn, đi biển thuyền lúc nào cũng đầy tôm, cá. Đặc biệt khi đi ra khơi gặp sóng to gió lớn sẽ được ông phù trợ tai qua nạn khơi. Cá Ông lụy tại biển Phan Thiết

Cá Ông lụy tại biển Phan Thiết

Theo người dân vùng biển, cá Ông lụy ở đây không phải là việc ngẫu nhiên. Mà là Ông phải vừa ý ở vùng nước nào thì mới dừng dân nơi dó. Ngư dân vùng đó phải lập đền thờ và thực hiện đúng các nghi thức thờ Ông. Sẽ được Ông ban phúc lộc và phù trợ cho dân làng mỗi khi ra khơi. Vì vậy, từ bao đời xa xưa ngư dân vùng biển luôn có một niềm tin vào Ông. Chính vì vậy việc thờ cúng Ông được tổ chức rất cẩn thận và trang nghiêm. Hàng năm đều tổ chức lễ hội nghinh Ông và các lệ cúng Ông.

Sắc phong “Nam Hải Đại Tướng Quân”

Dinh Vạn Thủy Tú là một trong những dinh có số lượng sắc phong nhiều nhất của các vị Vua triều Nguyễn. Các vị vua triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị Hải Thần Tại Dinh còn lưu giữ 24 sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban phong. Những bản sắc phong được làm bằng giấy, nhưng được Dinh lưu giữ cẩn thận ngày nay. Đến nay những sắc phong đã có niên đại khoảng hơn 170 năm. Việc ban sắc phong của các vị vua triều Nguyễn đều có sự tích. Rằng trong lúc truy sát của nghĩa quân Nguyễn Huệ, vua Gia Long có lần gặp bão lớn trên biển. Nhờ cá Ông (cá voi) tựa vào mạng ghe và dìu dần vào bờ an toàn. Các tướng nhà Nguyễn cũng đã nhiều lần được cá voi cứu nạn trên biển. Để tưởng nhớ đến công ơn cứu mạng của cá Ông. Triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong cho cá Ông là  “Nam Hải Đại Tướng Quân” và những sắc phong khác kèm theo. Vào năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Lễ hội Ngư Ông – nét đẹp tính ngưỡng của người dân vùng biển

Thời gian tổ chức lễ

Cứ vào ngày 20/06 (âm lịch) hằng năm, lễ hội Tế Lệ Cầu Ngư Chính Mùa hay còn được gọi là lễ hội Cầu Ngư, được tổ chức ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh Bình Thuận.  Lệ cầu ngư chính mùa là một nghi lễ cúng Ông

Lệ cầu ngư chính mùa là một nghi lễ cúng Ông

Một địa điểm tổ chức lễ hội Cầu Ngư lớn nhất trong tỉnh được diễn ra tại Dinh Vạn Thủy Tú. Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ chính của dinh Vạn Thủy Tú được tổ chức hằng năm. Chương trình “Tế Lệ Cầu Ngư Chính Mùa”  tại dinh Vạn Thủy Tú được diễn ra trong 4 ngày. Bắt đầu từ ngày 19/6 (âm lịch) và kết thúc vào ngày 22/06 ( âm lịch).

Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa nhân gian. Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết, diễn ra hàng năm và trở thành một lễ hội truyền thống của người dân nơi đây. Đoàn người đang nghinh đón Ông từ cảng Phan Thiết về lại Dinh Vạn Thủy Tú

Đoàn người đang nghinh đón Ông từ cảng Phan Thiết về lại Dinh Vạn Thủy Tú

Những trò chơi trong lễ hội Cầu ngư

 Trong lễ hội Cầu Ngư có các chương trình chính là phần lễ thực hiện các nghi thức cúng Ông. Ngoài ra còn phần hội gồm các chương trình như  hát bội, hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các vạn với nhau.  Đua thuyền thúng là một trò chơi trong ngày lế cúng Ông

Đua thuyền thúng là một trò chơi trong ngày lễ cúng Ông

Lễ Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống của cư dân ven biển. Ngư dân có niềm tin mãnh liệt vào sự linh thiêng của cá Ông và coi đây là vị Thần phò trợ, giúp ngư dân vượt qua những nguy hiểm trên biển. Với lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển. Đồng thời phản ánh ước vọng cuộc sống an lành, no đủ của người ngư dân Phan Thiết. Nếu khách du lịch đến tham quan dinh Vạn Thủy Tú vào đúng dịp lễ hội Cầu Ngư sẽ được thưởng thức phần lễ vô cùng trang nghiêm nhưng bên cạnh đó thì phần hội cũng không kém phần thú vị.

Nên đi đâu sau khi kết tham quan xong Dinh Vạn Thủy Tú

Sau khi tham quan xong địa điểm Dinh Vạn Thủy Tú, bạn có thể dạo ra cảng cá Phan Thiết. Nơi đây bạn có thể mua cho mình những món đặc sản của Bình Thuận. Nước mắm và hải sản tại cảng cá tươi sống và giá cả rất phải chăng. Bạn có thể đặt Jeep Tour Mũi Né để khám phá 4 địa điểm đẹp nhất và nổi tiếng gồm Đồi Cát Trắng,Đồi Cát Đỏ,Suối Tiên,làng chài Mũi Né. Hoặc bạn có thể di chuyển đến những địa điểm du lịch không cách xa Dinh Vạn Thủy Tú như Trường Dục Thanh, bảo tàng Hồ Chí Minh, sông Cà Ty. Đây là những địa điểm du lịch Phan Thiết nằm trong trung tâm Phan Thiết. Đặc biệt là chuẩn bị cho chuyến đi đảo Phú Quý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *